Loading

Tài chính cá nhân
Tháp tài sản và những điều bạn cần biết
  • 17/06/2024
  • Đã xem

Tháp tài sản là mô hình phân bổ tài sản theo hình kim tự tháp Ai Cập, gồm nhiều tầng xếp chồng lên nhau, mỗi tầng tương ứng một loại tài sản và đảm nhận một vai trò khác nhau. Tầng đáy to nhất được coi nền móng vững chắc nhất cho tháp tài sản dùng để đảm bảo mức sống cơ bản. Càng lên cao mức độ an toàn sẽ giảm xuống, thường là các khoản đầu tư mạo hiểm để gia tăng tài sản.

  • Ý nghĩa của Tháp tài sản trong đầu tư tài chính

    Tháp tài sản được phân thành nhiều tầng rõ rệt với chiều rộng khác nhau để thể hiện sự ưu tiên và tỷ trọng của mỗi loại tài sản. Xây dựng tháp tài sản giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho hiện tại và tương lai. Ngoài ra, Tháp tài sản còn giúp phân bổ cho tiêu sao cho hợp lý. Nếu bạn chưa biết cách sắp xếp các khoản chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm thì tháp tài sản sẽ giúp bạn biết cách phân bổ thu nhập đúng nơi, đúng chỗ tạo nền tảng tài chính vững vàng cho tương lai.

  • Thành phần cơ bản của Tháp tài sản

    Thông thường, Tháp tài sản được chia làm 4 tầng, bao gồm:

    Tầng 1 – Tầng nền móng (Tầng bảo vệ)

    Đây là tầng nằm ở dưới đáy của tháp và có diện tích lớn nhất trong các tầng. Tầng này đóng vai trò then chốt làm nền tảng cho toàn bộ tháp tài sản và thường là các chi phí cơ bản cho cuộc sống như: Tiền ăn uống, tiền nhà, tiền điện nước, tiền học hành...

    Tầng 2 - Lập kế hoạch

    Mục đích của tầng này là để tiết kiệm cho tương lai, có thể phục vụ cho các nhu cầu như: Mua sắm, du lịch, giải trí... Nhìn chung, số tiền ở tầng 2 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại nhưng lại có quyết định lớn đến sức khỏe tài chính tương lai.

    Tầng 3 - Tầng ưu tiên

    Tầng này có ý nghĩa lớn đến việc lập kế hoạch phân bổ, tập trung cho các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… Từ đó tạo ra nguồn thu nhập thụ động để tích lũy tài sản cho tương tai tươi sáng.

    Tầng 4 - Tài sản thừa kế cho con cháu

    Đây là tầng ở trên cao nhất và là đỉnh chóp tháp tài sản cá nhân. Theo đó, sau khi đã thu được lợi nhuận từ tầng 3 ở dưới thì bạn có thể thiết lập quỹ tài sản ở tầng 4 và dùng làm tài sản thừa kế cho con cháu sau này cũng như các hoạt động thiện nguyện khác.

  • Các nguyên tắc xây dựng tháp tài sản

    3 nguyên tắc bất di bất dịch bạn cần tuân thủ khi xây dựng tháp tài sản:

    Đầu tiên, xây từ dưới lên trên, vững vàng nền móng: Xây tháp tài sản cũng giống như xây nhà, nền móng vững chắc thì ngôi nhà mới kiên cố được. Do vậy, bạn cần xây tháp từ dưới thật kiên cố mới đến các lớp ở trên.

    Đáy tháp càng rộng càng tốt: Đây là tầng có diện tích lớn nhất trong tháp và được tích lũy từ sớm nhất cũng là lớp quan trọng nhất. Những tầng ở dưới như tầng nền tảng, tầng lập kế hoạch càng rộng thì tháp càng chắc chắn. Vì vậy, lời khuyên là luôn đảm bảo sự vững chắc của những tầng đáy.

    Đôi khi cần sự linh hoạt: Nếu bạn là người có am hiểu tốt về cổ phiếu, có nhiều kiến thức về thị trường, kinh tế, xã hội, thì bạn hoàn toàn có thể đầu tư những mã cổ phiếu an toàn, ít biến động, thanh khoản cao, tăng trưởng đều để đưa vào lớp phòng vệ thay vì để nó nằm ở lớp tăng trưởng.

    Người mới bắt đầu xây dựng tháp tài sản cần lưu ý gì?

    Nếu bạn đang bắt đầu xây dựng tháp tài sản cá nhân của mình, dưới đây là một số lời khuyên từ Kafi:

    Bắt đầu từ việc quản lý chi tiêu từ sớm: Trước khi bắt đầu làm bất cứ việc gì, hãy đảm bảo rằng bạn đang quản lý tốt chi tiêu của mình. Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng và luôn tiết kiệm phần thu nhập của mình để tích lũy.

    Tìm hiểu các kênh đầu tư: Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu về các kênh đầu tư khác nhau để gia tăng tài sản của mình. Chú ý đến khả năng chịu lỗ của bạn ở mỗi kênh đầu tư và khả năng sinh lời của chúng.

    Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư, bạn hãy đa dạng hóa các kênh đầu tư trên nhiều lớp tài sản khác nhau. Điều này giúp bạn giảm thiếu rủi ro, gia tăng lợi nhuận hơn so với việc chỉ để trứng vào một giỏ.

    Tham khảo ý kiến từ chuyên gia tài chính: Nếu bạn chưa chắc chắn và cách xây dựng tháp tài sản của mình, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ một nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp để họ giúp bạn xây dựng một kế hoạch đầu tư tài chính phù hợp.

    Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu mô hình tháp tài sản, lợi ích khi xây dựng tháp tài sản và cách xây dựng tháp tài sản cho người mới bắt đầu. Mong rằng bài viết sẽ có ích đến với bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ đang quan tâm đến chủ đề tài chính đầu tư!

Tag

  • Tài chính cá nhân

Bài viết khác

Đầu tư chứng khoán

Bạn là nhà đầu tư hay đầu cơ chứng khoán?

20/06/2024

Đầu tư chứng khoán

Cách sử dụng Margin hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

20/06/2024

Đầu tư chứng khoán

Cắt lỗ là gì? Lúc nào nên tiến hành cắt lỗ khi đầu tư chứng khoán?

20/06/2024

Tài chính cá nhân

6 Lời khuyên tài chính đắt giá từ tỉ phú Waren Buffett

20/06/2024

Đã sao chép liên kết thành công!

Về chúng tôi

Sản phẩm

Hỗ trợ

© Bản quyền 2022 thuộc về Công ty Cổ phần Chứng Khoán Kafi