Loading

Tài chính cá nhân
Đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân với 4 chỉ số
  • 17/06/2024
  • Đã xem

Việc đánh giá chỉ số sức khỏe tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn sớm biết được tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại mà còn là nền tảng trong việc xây dựng kế hoạch ở tương lai để có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Vậy sức khỏe tài chính cá nhân là gì? Đánh giá sức khỏe tài chính dựa vào những yếu tố nào? Hãy cùng Kafi tìm hiểu qua bài biết này!

  • Sức khỏe tài chính cá nhân là gì?

    Sức khỏe tài chính cá nhân là một chỉ số thể hiện tổng quát về tình hình tài chính của một người. Chỉ số này được thể hiện bởi ba yếu tố cơ bản là chỉ số chi tiêu, chỉ số tiết kiệm và chỉ số đầu tư. Thực tế, chỉ số này sẽ luôn biến đổi và việc nắm rõ chúng là việc rất quan trọng để ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể ấp đến bất cứ lúc nào, cũng như điều chỉnh chi tiêu hợp lý hơn cho những mục đích dài hạn

    Đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân với 4 chỉ số
    Chỉ số nợ

    Chỉ số nợ là tổng số nợ liên quan đến tài sản của bạn. Hiện nay, các tổ chức tài chính cũng như ngân hàng, công ty cho vay đều sử dụng chỉ số nợ để đánh giá các khoản vay của khách hàng có phải nợ xấu hay không. Công thức tính chỉ số nợ như sau:

    Chỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản

    Khi bạn xài thẻ tín dụng thì nếu số dư tín dụng tăng thì hệ số nợ cũng tăng vì việc này đồng nghĩa với việc bạn đang mượn tiền của ngân hàng để chi trả.

    Ví dụ: Khi bạn dùng thẻ tín dụng để chi trả 5 triệu đồng, nghĩa là bạn đã vay ngân hàng 5 triệu đồng, chỉ số nợ tăng lên, nhưng tổng tài sản của bạn không thay đổi.

    Thực tế, ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính sử dụng chỉ số nợ để đánh giá chỉ số nợ xấu của người đi vay, tức là xác định rõ ràng về độ uy tín của họ trong tương lai – liệu họ có khả năng hết nợ cho bên cho vay hay không?

  • Chỉ số tiết kiệm

    Chỉ số tiết kiệm thể hiện phần mà bạn tiết kiệm được trên tổng số thu nhập. Chỉ số tiết kiệm càng cao thì sức khỏe tài chính của bạn càng tốt. Công thức tính khá đơn giản:

    Chỉ số tiết kiệm = Số tiền tiết kiệm / Thu nhập thực tế

    Chỉ số tiết kiệm có thể âm khi số tiền chi vượt quá số tiền thu. Lúc này, sức khỏe tài chính của bạn sẽ lâm vào tình trạng xấu, bạn đang nợ và cần phải điều chỉnh hoạt động chi tiêu ngay lập tức. Theo các chuyên gia, bạn nên dành ra ít nhất 10% cho tiết kiệm hàng tháng để đảm bảo sức khỏe tài chính cá nhân cho mình.

    Chỉ số đầu tư

    Chỉ số đầu tư phản ánh tỷ lệ phần trăm đầu tư so với thu nhập của mỗi cá nhân là bao nhiêu. Công thức:

    Chỉ số đầu tư = Tổng thu nhập (đã trừ thuế) – chỉ số tiết kiệm – chỉ số nợ – các khoản chi phí khác

    Chỉ số đầu tư phụ thuộc vào tình hình tài chính và mức độ chịu đựng rủi ro của mỗi người nên có thể âm, bằng 0 hoặc dương và sẽ luôn đi liền với tỷ lệ rủi ro. Tức là, chỉ số đầu tư của bạn càng cao thì tỷ lệ rủi ro cũng càng lớn và ngược lại.

    Chỉ số thanh khoản

    Chỉ số thanh khoản cho biết khả năng trả nợ ngắn hạn của người vay mà không cần phải mượn thêm bên ngoài để trả thế vào. Chỉ số thanh khoản tài chính được sử dụng để đánh giá sức khỏe tài chính trong ngắn hạn một cách hiệu quả, công thức:

    Tỷ lệ thanh khoản = Tài sản thanh khoản / Chi phí hàng tháng

    Ví dụ: Chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là 10 triệu, tổng tài sản mà bạn có (cộng cả tiền tiết kiệm) là 30 triệu. Lúc này chỉ số thanh khoản = 30 /10 = 3

    Như vậy, bạn có thể xoay sở chi phí tối đa 03 tháng khi không có thu nhập.

  • 4 cách để nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân
    Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý

    Kiểm soát chi tiêu hợp lý là cách hữu hiệu để nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân. Việc này không chỉ giúp bạn giữ tình hình tài chính cá nhân ở mức ổn định ở hiện tại mà còn có kế hoạch thiết lập các mục tiêu phấn đấu để cải thiện sức khỏe tài chính của bản thân trong tương lai.

    Trả hết nợ càng sớm càng tốt

    Việc mang trong mình những khoản nợ luôn khiến bạn phải đắn đo trong việc chi tiêu hàng ngày và xa hơn là các việc trọng đại như mua nhà, lập gia đình, sinh con. Vì vậy việc cần làm ngay bây giờ là giải quyết dứt điểm các khoản nợ nần để sức khỏe tài chính của bạn được khỏe mạnh.

    Xây dựng quỹ dự phòng

    Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng làm thế nào để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất? Lời khuyên của các chuyên gia là hãy cố gắng dành ra ít nhất 10% thu nhập hàng tháng của bạn để cho vào quỹ này.

    Xác định mục tiêu tài chính rõ ràng

    Xây dựng mục tiêu tài chính cụ thể trong trung hạn và dài hạn tầm 5 năm tới sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các việc bạn cần làm để đạt được những mục tiêu đó. Đó cũng là động lực để bạn có thể phấn đấu hơn trong sự nghiệp khi đã xác định rõ mong muốn của mình là gì.

    Trên đây là 4 chỉ số cũng như những phương pháp giúp bạn nâng cao sức khỏe tài chính. Kafi hy vọng qua bài viết này có thể mang lại cho quý khách hàng nhiều thông tin và kiến thức hữu ích.

Tag

  • Tài chính cá nhân

Bài viết khác

Đầu tư chứng khoán

Bạn là nhà đầu tư hay đầu cơ chứng khoán?

20/06/2024

Đầu tư chứng khoán

Cách sử dụng Margin hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

20/06/2024

Đầu tư chứng khoán

Cắt lỗ là gì? Lúc nào nên tiến hành cắt lỗ khi đầu tư chứng khoán?

20/06/2024

Tài chính cá nhân

6 Lời khuyên tài chính đắt giá từ tỉ phú Waren Buffett

20/06/2024

Đã sao chép liên kết thành công!

Về chúng tôi

Sản phẩm

Hỗ trợ

© Bản quyền 2022 thuộc về Công ty Cổ phần Chứng Khoán Kafi