- 17/08/2023
- Đã xem
Dưới những áp lực càng ngày càng tăng từ công việc và cuộc sống, nhiều người trẻ đã có mong muốn “nghỉ hưu sớm” để có thể sống thoải mái hơn và được tự do làm những điều mình thích. Tuy nhiên, vấn đề đầu tiên khi lập ra kế hoạch nghỉ hưu sớm là tài chính. Do đó, để có thể chuẩn bị cho một kế hoạch nghỉ hưu sớm một cách hoàn hảo, hãy cùng Kafi tham khảo bài viết sau. Để có một kế hoạch cụ thể, bạn nên bắt đầu với 4 câu hỏi sau:
Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của bản thân
Trước khi lập ra một kế hoạch cụ thể, bạn cần xác định mức độ tài chính của bản thân ở thời điểm hiện tại. Bạn có thể tham khảo mức độ tài chính cá nhân qua bài viết “Hiểu rõ tài chính cá nhân qua các cấp độ”. Việc xác định rõ tình trạng tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hoạch định được các khoản nợ cần phải trả nếu có, các khoản tích lũy và tài sản bạn đang nắm giữ. Từ đó, kế hoạch nghỉ hưu sớm của bạn sẽ chi tiết và hiệu quả hơn.
Bạn sẽ chi khoảng bao nhiêu khi nghỉ hưu?
Trước tiên, bạn cần hoạch định một mức chi tiêu cụ thể để từ đó đưa ra mức tiết kiệm và đầu tư hợp lý. Mức chi tiêu cụ thể có thể bao gồm chi tiêu cần thiết trong 1 tuần hoặc 1 tháng. Đây là mức cho tiêu căn bản và tối thiểu cần phải có để giúp bạn duy trì cuộc sống.
Ví dụ: Hiện tại mức chi tiêu hằng tháng của bạn rơi vào khoảng 12 triệu đồng. Để nghỉ hưu sớm và duy trì mức sống như vậy trong vòng 25 năm tiếp theo, bạn cần số tiền tối thiểu là:
Số tiền một năm: 12 x 12 = 144 triệu đồng
Số tiền 25 năm: 144 x 25 = 3600 triệu đồng (tương đương 3.6 tỷ đồng)
Đây là số tiền tối thiểu bạn cần có do chưa tính đến mức lạm phát. Nếu thời gian về hưu của bạn sớm hơn, đồng nghĩa với thời gian hưu trí dài hơn; hoặc mức sinh hoạt của bạn nhiều hơn thì số tiền tối thiểu bạn cần có sẽ cao hơn. Do đó, bạn cần dự trù thật chi tiết số tiền sẽ chi tiêu sau khi nghỉ hưu. Việc này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tính toán chính xác hơn số tiền mà mình cần kiếm được để tiêu dùng sau này.
Ngoài ra, để có một kế hoạch chi tiết với con số cụ thể hơn, bạn cũng có thể đưa ra con số về tuổi thọ dự kiến của mình dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân, lịch sử y tế gia đình…
Dự định và mục tiêu của bạn sau khi nghỉ hưu là gì?
Dự định và mục tiêu của con người thường thay đổi theo thời gian. Có thể năm 20 tuổi mục tiêu của bạn là trở thành một CEO hằng đầu nhưng đến năm 30 tuổi bạn đã muốn nghỉ hưu sớm để có thể làm điều mình thích và tự do khám phá thế giới.
Dù dự định và mục tiêu của bạn sau khi nghỉ hưu là gì, bạn cũng cần chắc chắn khả năng tài chính của mình có thể đáp ứng và giúp bạn hoàn thành mục tiêu đó. Nếu không, bạn sẽ rất dễ mắc phải hoàn cảnh nợ nần và kế hoạch nghỉ hưu của bạn dễ dàng thất bại.
Các khoản chi để đạt được những dự định và mục tiêu đó là gì?
Khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo là lên kế hoạch tài chính. Ví dụ, bạn dự định sau khi về hưu sẽ mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ thì việc bạn cần chuẩn bị chính là kế hoạch tài chính để vận hành cửa hàng kinh doanh này. Nếu bạn mong muốn làm một chuyến du lịch dài ngày để khám phá thế giới sau khi về hưu thì bạn cũng cần lên kế hoạch chi tiết để dự trù kinh phí cho chuyến đi.
Nên nhớ, các khoản chi dùng hỗ trợ những dự định và mục tiêu của bạn nên được tách bạch với khoản chi tiêu căn bản ở mục 1. Điều này giúp bạn dễ dàng kiểm soát dòng tiền cũng như nhìn rõ nhưng mục tiêu tài chính hơn. Qua đó, bạn có thể dễ dàng cân đối giảm bớt chi tiêu căn bản để tăng chi phí giúp nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn hoặc giới hạn quy mô của dự định để đảm bảo sức khỏe tài chính cho quỹ chi dùng căn bản luôn được ổn định.
Phương án dự phòng của bạn là gì?
Sẽ ra sao nếu bạn kinh doanh không thành công hay kế hoạch du lịch của bạn ngốn thêm chi phí vì những tình huống không lường trước được? Bạn cần phải làm gì trong tình huống này? Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất bằng cách có một khoản dự trù khẩn cấp từ 6 tháng đến 1 năm tiền sinh hoạt cơ bản. Ngoài ra, trong giai đoạn khó khăn bạn cũng nên cân nhắc lại mức chi tiêu căn bản để cân đối tài chính.
Một lời khuyên khác cho bạn là ngoài đầu tư vào tài chính để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu sớm, bạn cũng nên cân nhắc tham gia các khóa học nhằm bổ trợ kiến thức và kỹ năng ngay từ bây giờ. Việc này sẽ giúp bạn củng cố thêm phương án dự phòng khi vẫn có những kiến thức và kỹ năng nhất định để có thể gia nhập thị trường lao động trở lại nếu chẳng may không thể về hưu sớm như dự định.
Kết
4 câu hỏi trên là những câu hỏi căn bản giúp bạn bước đầu xây dựng kế hoạch nghỉ hưu sớm. Khác với khi còn làm việc và hưởng lương hằng tháng, khi nghỉ hưu sớm bạn cần có tài chính gấp nhiều lần hơn. Do đó, bạn nên tích lũy đều đặn và cố gắng tạo thêm nhiều nguồn thu nhập thụ động nhất có thể để giảm bớt áp lực tài chính khi nghỉ hưu.
Nếu không có kinh nghiệm kinh doanh hay đầu tư, bạn có thể tham khảo ngay phương thức tích lũy Kafi Invest của Kafi ngay hôm nay để giúp kế hoạch nghỉ hưu sớm của bạn nhanh chóng trở thành sự thật.
Tag
- Tài chính cá nhân